Thay vì chọn “sáng tạo” và “liều lĩnh” như startup Mỹ thì các startup công nghệ tại Việt Nam lại chọn “sao chép” và “an toàn”
Thực trạng thay vì chọn việc nghiên cứu ” sáng tạo ” và ” liều lĩnh ” thì như startup của mỹ thì công nghệ việt chọn hành động ” Sao chép ” mang tính ” An toàn “.
Ngồi ở thung lũng Silicon, Hạnh Nguyễn, người có 5 năm làm việc trong vai trò lập trình viên tại Microsoft, trước khi khởi nghiệp với startup về thời trang mang tên Stuff N Style cho rằng, sở dĩ công nghệ được nhiều người chọn để khởi nghiệp đơn giản vì đây là ngành có lợi thế về “chi phí cố định” (fixed cost).
Đa phần người việt chọn công nghệ là điểm tựa cho hành động đi đến thành công chính mình, bởi trên thực tế công nghệ chỉ đầu tư ở giai đoạn đầu ” Chi phí thấp ” nhưng giai đoạn sau thì không tốn kém chi phí nữa! Hạnh Nguyễn chia sẻ.
>> seo web
>>Sau khi thay đổi CEO – Ai sẽ là CEO mới của Google ?
Bạn nên hiểu 1 quy luật nếu 1 sân chơi quá nhiều thành viên tham gia thì sân chơi sẽ rất cạnh tranh, nhưng nếu ngược lại thì sẽ khác. Trên thực tế nếu sản phẩm ít người sản xuất thì giá cao so với nhiều người cùng sản xuất 1 mặt hàng. Nếu sân chơi có nhiều người tham gia thì hệ thống và cơ sở hạ tầng sẽ được thiết kế lại. Mặc dù vậy, fixed cost cũng là ưu điểm lớn hấp dẫn nhiều người như Hạnh chọn công nghệ để khởi nghiệp, bên cạnh nông nghiệp hay y tế.
” Ai cũng muốn thành công – không ai chịu thất bại ” Nhưng nếu bạn không thất bại liệu bạn có đạt được thành công không? ” Thất bại là mẹ của thành công “. Trên thực tế có rất nhiều DN lớn thích những bước đi ” An toàn ” và thận trọng. Thì lúc này các startup là những người lính tiên phong trong việc nghiên cứu chấp nhận thất bại ” Ước tính và đo lường ” để gửi đến giải pháp cho các DN lớn.
Thung lũng Silicon, nơi tồn tại các công ty công nghệ hàng đầu thế giới, startup vẫn phát triển mạnh mẽ và đảm nhiệm vai trò mà các DN lớn không làm được.
Ngày nay, khi các nhà đầu tư ngày một xem trọng vai trò của startup hơn, các Unicorn (những startup có giá trị trên 1 tỉ USD) đang xuất hiện ngày một nhiều. Như nhà sáng lập của Stuff N Style chia sẻ, cô không quá lo lắng về việc gọi vốn cho startup của mình. Ở thung lũng Silicon có rất nhiều những nhà đầu tư sẵn sàng bỏ tiền vào những thứ mới mẻ, miễn là đội ngũ startup đủ sức thuyết phục họ.
Đó là thực trạng ở Mỹ, ở Việt Nam chúng ta nhân thấy, sự lan truyền công nghệ từ những nước “phát triển” đến các nước ” đang phát triển “. cũng dần hình thành nên những công đồng Startup, tạo bàn đạp hỗ trợ các DN lớn.
Tuy nhiên, dường như có một sự khác biệt quan trọng giữa một startup công nghệ ở Mỹ và Việt Nam.
“Lý do startup tại Việt Nam hoạt động nhiều trong ngành công nghệ đơn giản bởi nó … dễ làm, dễ tìm tài liệu. Nếu startup tại Mỹ đi vào tìm tòi, giải quyết những bài toán mới thì startup của Việt Nam trái lại, thường đi sao chép mô hình đã thành công trên thế giới rồi mang về áp dụng tại địa phương”, một chuyên gia lâu năm cũng khởi nghiệp trong ngành công nghệ tại Việt Nam nhận định.
Các nhóm Startup Việt Nam đa phần có nguồn nhân lực: trẻ năng động, nhưng không có tính sáng tạo cao, thực tiễn chỉ có sự mò và ” sao chép ” những cái thành công của đối thủ và đi theo.
Thay vào đó là tư duy phải làm sao để giống với những gì các startup nước ngoài đã làm. Nói cách khác là“ăn theo” quốc tế. Đây là hướng đi an toàn hơn hẳn so với tìm tòi cái mới.
“Cuối cùng các startup Việt lại chọn giải các bài toán giống với các DN lớn khác. Đến khi có đại gia nhảy vào, startup không thể nào cạnh tranh nổi, cuối cùng chịu thất bại hoặc may mắn hơn là bị mua lại. Đó cũng là lý do startup tại Việt Nam khó có thể ‘grow big’”, vị chuyên gia chia sẻ.
Thay vì chọn “sáng tạo” và “liều lĩnh” như startup Mỹ thì startup công nghệ Việt Nam lại chọn “sao chép” và “an toàn”
Một điểm thú vị là những DN Việt Nam mang tinh thần sáng tạo mà startup công nghệ trong nước đáng ra cần phải có lại hoạt động trong lĩnh vực phi công nghệ. Chẳng hạn, có thể kể tới Thế giới di động trong lĩnh vực bán lẻ điện máy hay Golden Gate trong lĩnh vực chuỗi nhà hàng. Họ tìm ra bài toán khó của thị trường, sáng tạo, đưa ra phương thức giải quyết và cuối cùng phát triển trở thành những DN tầm cỡ.
Việc startup công nghệ tại Việt Nam chọn giải pháp an toàn hơn có một phần lý do khách quan xuất phát từ khẩu vị của nhà đầu tư. Khác với thung lũng Silicon, các nhà đầu tư ở Việt Nam cũng thích đầu tư vào các startup đã “hòm hòm”.
“Tại Việt Nam, số lượng quỹ đầu tư không nhiều, và họ cũng thường kỳ vọng startup phát triển đến một mức nhất định rồi mới đổ tiền vào. Nếu ở Mỹ, startup chứng minh bằng ý tưởng thì ở Việt Nam, startup phải chứng minh bằng con số”, Phạm Kim Hùng, sáng lập Tech Elite chia sẻ.
Trong trường hợp không thể phát triển lớn mạnh, việc xây dựng rồi đem bán lại cho DN khác cũng có thể xem là một thành công?
Đúng là hầu hết startup cuối cùng đều đem bán lại. Tuy nhiên, theo Hùng, bán startup là câu chuyện phát triển lâu dài, còn nếu ngay từ đầu startup đã “bám chặt” vào tư tưởng ‘làm để bán’ thì càng khó khăn hơn.
“Các startup đều biết câu nói của Guy Kawasaki: Nếu bạn chỉ nghĩ đến tiền, thì đừng có làm startup. Không phải vì tiền không quan trọng, mà nếu bạn chỉ nghĩ đến tiền, sẽ có những khó khăn bạn không thể vượt qua được, bởi có những lúc bạn sẽ chẳng có gì trên người”, Hùng chia sẻ.